Quy Trình Thiết Kế, Thi Công Hệ Thống Cơ Điện

Thiết kế, thi công hệ thống cơ điện đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động vận hành của công trình. Hiện nay, các nhà đầu tư đều mong muốn tìm kiếm một giải pháp thiết kế và thi công hệ thống cơ điện tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả. Trong bài viết này, Phan Vũ Engineering sẽ chia sẻ quy trình thiết kế, thi công hệ thống cơ điện an toàn – tiết kiệm – hiệu quả được chúng tôi đúc kết sau nhiều năm kinh nghiệm thi công các công trình, dự án lớn nhỏ.

Hệ thống cơ điện là gì?

Hệ thống cơ điện hay hệ thống M&E (Mechanical and Electrical) là một tiện ích cung cấp cơ điện cho các khu vực và thiết bị cần thiết của một công trình. Đối với mỗi dự án, hệ thống cơ điện đóng vai trò trọng yếu khi chiếm khoảng 30 – 50% (thậm chí lên tới 70 – 80%) trong toàn bộ công trình xây dựng.

Hệ thống cơ điện được chia làm 2 thành phần chính là phần cơ và phần điện:

Phần cơ

Hệ thống cấp thoát nước: Gồm Hệ thống cấp nước, Hệ thống thoát nước và Hệ thống xử lý nước thải

Hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hoà không khí (HVAC).

Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC): Gồm hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy

Hệ thống gas trung tâm.

Phần điện

Hệ thống điện động lực

Hệ thống điện nhẹ: Gồm Camera giám sát; Tổng đài điện thoại; Mạng máy tính; Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh; Truyền hình cáp, vệ tinh, internet; Hệ thống thang máy; Hệ thống kiểm soát các thiết bị điều hòa thông gió, phát hiện nguy cơ cháy nổ, phục vụ cho hệ thống thông tin liên lạc của công trình…

Hệ thống máy phát và nguồn dự phòng: Gồm Máy phát điện, bồn dầu, hệ thống bơm dầu, ống dẫn cấp dầu, tủ ATS, tủ hòa đồng bộ; Hệ thống ắc quy dự phòng,…

Hệ thống chiếu sáng: Gồm Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt, hệ thống chiếu sáng sản xuất kinh doanh, hệ thống chiếu sáng mỹ thuật, trang trí đô thị, quảng cáo,…; Hệ thống chiếu sáng sự cố và chiếu sáng chỉ dẫn.

Hệ thống chống sét tiếp địa.

FFpump room

Quy trình thiết kế, thi công hệ thống cơ điện

Để đảm bảo hệ thống cơ điện được lắp đặt an toàn, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, đơn vị thi công cần tuân thủ quy trình thiết kế, thi công hệ thống cơ điện tiêu chuẩn gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu, khảo sát và tư vấn phương án

Sau khi tiếp nhận yêu cầu từ chủ đầu tư, đơn vị thi công sẽ tiến hành thu thập các thông tin, đặc điểm của công trình thông qua khảo sát thực tế tại nhà xưởng.

Quá trình khảo sát giúp đơn vị thi công hiểu rõ quy mô, kết cấu mặt bằng, điều kiện thi công, vị trí lắp đặt hệ thống cũng như nắm được nhu cầu, mục đích sử dụng của công trình và các loại thiết bị cơ điện theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Căn cứ vào nguồn thông tin thu thập được, đơn vị thi công sẽ tính toán và đưa ra các phương án cụ thể. Các phương án này phải tương thích với nhu cầu của chủ đầu tư cũng như  đảm bảo tính thẩm mỹ, tiện lợi, an toàn.

Từ đây, chủ đầu tư và đơn vị thi công sẽ thảo luận, đánh giá và lựa chọn để cùng thống nhất phương án cuối cùng.

Bước 2: Thiết kế bản vẽ hệ thống cơ điện

Ngay sau khi đã hoàn thành khảo sát công trình, đơn vị thi công sẽ bắt tay vào triển khai thiết kế hệ thống cơ điện.

Bản vẽ thiết kế hệ thống cơ điện có tác dụng giúp đơn vị thi công kiểm soát được tiến độ cũng như các công việc cần triển khai trong từng giai đoạn cụ thể của quá trình thi công. Về phía chủ đầu tư, bản thiết kế này giúp chủ đầu tư dễ dàng hình dung về cách thức triển khai hệ thống cơ điện, cũng như chi phí lắp đặt cụ thể hệ thống cơ điện cho công trình.

Bản thiết kế hệ thống cơ điện cần đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Tuân thủ các tiêu chuẩn chung của bản vẽ kỹ thuật

+ Đảm bảo mức độ an toàn về điện trong suốt quá trình thi công và vận hành hệ thống

+ Cam kết năng lực hoạt động đáp ứng được khả năng và hiệu quả của chủ thể kinh doanh.

+ Tính toán chi phí sao cho tối ưu và tiết kiệm nhất

Bản vẽ thiết kế sẽ được đơn vị thi công gửi chủ đầu tư phê duyệt. Chủ đầu tư sau khi kiểm tra, xem xét mức độ hiệu quả, chi phí, sẽ cùng đơn vị thi công chốt thiết kế để tiến hành thi công.

SONY DSC

Bước 3: Thi công hệ thống cơ điện

Thi công lắp đặt hệ thống cơ điện là khâu quan trọng nhất của toàn bộ quá trình. Trước khi tiến hành thi công, tất cả các kỹ sư tham gia thi công hệ thống đều phải được phổ biến chi tiết về các đặc điểm, điều kiện của công trình và phải tìm hiểu kỹ lưỡng về sơ đồ lắp đặt hệ thống.

Trong quá trình thi công, đơn vị thực hiện cần đảm bảo tiến hành thi công hệ thống cơ điện theo đúng bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt. Mỗi khu vực đều cần có quản lý và kỹ sư giám sát để phân công nhiệm vụ cũng như kiểm soát các khâu thi công sao cho đúng kỹ thuật và tuân thủ thiết kế ban đầu.

Hiệu quả của quy trình thi công sẽ được đo lường bởi tính chính xác, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và dễ dàng bảo trì hệ thống sau này.

Bước 4: Nghiệm thu, đào tạo và đưa hệ thống đi vào sử dụng

Ở khâu này, đơn vị thi công sẽ tiến hành chạy thử để kiểm tra hệ thống cơ điện có hoạt động đúng công suất tính toán ban đầu hay không.

Khi chắc chắn hệ thống ổn định và an toàn vượt qua bài kiểm tra, đơn vị thi công sẽ bàn giao lại hồ sơ thiết bị và hợp đồng thanh toán cho chủ đầu tư. Đồng thời, đơn vị thi công cũng tiến hành đào tạo, hướng dẫn chủ đầu tư cách thức sử dụng các thiết bị để có thể vận hành trơn tru toàn bộ hệ thống cơ điện trong công trình.

Bước 5: Bảo trì công trình định kỳ theo cam kết ban đầu

Khâu cuối cùng trong quy trình thiết kế, thi công hệ thống cơ điện là bảo trì bảo dưỡng định kỳ hệ thống cơ điện theo cam kết ban đầu.

Kiểm tra hệ thống cơ điện định kỳ sẽ giúp nhanh chóng phát hiện các vấn đề của hệ thống, từ đó đưa ra phương án sửa chữa và thay thế thiết bị kịp thời để đảm bảo hệ thống luôn duy trì hoạt động trong trạng thái an toàn và ổn định. Ngoài ra, điều này còn giúp kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị của hệ thống cơ điện.

Bài viết liên quan
Direction Map
Hotline
SMS
Telegram